Công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình

Công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình

05/01/2017

Ngày 10/1, Sở Xây dựng Hòa Bình đã tổ chức công bố Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 10/1, Sở Xây dựng Hòa Bình đã tổ chức công bố Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hòa Bình công bố quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hòa Bình.

Chủ đầu tư của Đồ án quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hòa Bình là Sở Xây dựng. Theo đồ án được UBND tỉnh phê duyệt, đặt mục tiêu đến năm 2030 tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh; hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất. Phạm vi thực hiện trên toàn tỉnh.

Dự báo đến năm 2020, CTR sinh hoạt đô thị khoảng 381,2 tấn/ngày, CTR sinh hoạt nông thôn 202 tấn/ngày, CTR công nghiệp 363 tấn/ngày, CTR xây dựng 89 tấn/ngày, bùn thải 111 tấn/ngày, chất thải y tế 5,1 tấn/ngày, các loại chất thải sẽ tăng mạnh vào năm 2030. Đến năm 2020, 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường; 80% các khu đô thị có chương trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 90% lượng CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom, xử lý; 100% lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom, xử lý; 70% CTR phát sinh từ các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom, xử lý bảo đảm môi trường.

Đồ án cũng xác định các chỉ tiêu, quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển và quy hoạch bãi chôn lấp, công nghệ xử lý CTR của tỉnh. Tổng vốn đầu tư được xác định khoảng 1.609 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2015 là 202,7 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 630,9 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 là 736 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và quy bảo vệ môi trường, vốn ODA, các nguồn viện trợ và vốn của tư nhân.

Thong ke